Print this page

Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng neogen vùng thành phố Hà Nội

1. Đơn vị thực hiện: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc.

2. Chủ nhiệm đề án: KS. Nguyễn Đình Thông

3. Thời gian thực hiện: 2007-2011

4. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Xác định đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn của tầng chứa nước Neogen;

Đánh giá mức độ chứa nước, khoanh định diện tích có triển vọng của tầng chứa nước Neogen trong phạm vi nghiên cứu.

5. Vị trí vùng nghiên cứu:

Vùng nghiên cứu có phần lớn diện tích thuộc thành phố Hà Nội phần còn lại là các vùng phụ cận thuộc các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương, với diện tích 872km2, được xác định bởi toạ độ địa lý:

20o51’00”-21o06’00”  vĩ độ Bắc;

105o44’00”-106o 03’00” kinh độ Đông;

6. Phương pháp và các dạng công tác chủ yếu đã thực hiện:

STT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Khảo sát thực địa phục vụ công tác thi công của đề án

Th.tổ

3

2

Địa vật lý

   

2.1

Đo sâu đối xứng

   

-

Đo sâu đối xứng AB max = 1000m

điểm

97

-

Đo sâu đối xứng AB max = 1500m

điểm

259

-

Đo sâu đối xứng AB max = 2000m

điểm

111

2.2

Đo sâu phân cực kích thích AB max= 1000 m

điểm

82

2.3

Đo karota lỗ khoan

   

-

Đo karota lỗ khoan chiều sâu TB 200 m

m

63

-

Đo karota lỗ khoan chiều sâu TB 300-400 m

m

1.838

3

Công tác trắc địa

   

3.1

Định tuyến địa vật lý

km

126,5

3.2

Đo lưới giải tích toạ độ (XYZ)bằng công nghệ GPS độ chính xác cao

điểm

13

3.3

Đo GPS toạ độ phẳng (XY)

điểm

80

4

Khoan máy ĐCTV

m

3280,8

5

Bơm nước thí nghiệm LK

   

-

Tiến hành bơm bằng máy nén khí

ca

220,5

-

Tiến hành bơm thí nghiệm bằng bơm điện chìm

ca

9

-

Đo hồi thuỷ

ca

45,5

6

Quan trắc ĐCTV

   

-

Trang bị đầu LK quan trắc

LK

12

-

Quan trắc lỗ khoan

lần

544

7

Lấy mẫu n­ước

   

-

Lấy mẫu nước hiện trạng khai thác

mẫu

20

-

Lấy mẫu nước khi bơm

mẫu

85

-

Lấy mẫu nước quan trắc

mẫu

50

8

Phân tích mẫu n­ước

   

-

Toàn diện

mẫu

30

-

Vi lượng (Mn, Cu, Zn, F, As, Cd, Cr, Pb, Hg, Se)

mẫu

30

-

Phenol, Cyanua

mẫu

30

-

Sắt

mẫu

30

-

Vi trùng

mẫu

30

-

Mẫu đồng vị 13C, 14C

mẫu

5

9

Mẫu địa chất

mẫu

64

7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

- Đã làm sáng tỏ sự phân bố theo diện và chiều sâu của các trầm tích hệ Neogen. Các trầm tích Neogen phân bố rộng rãi, chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu. Chúng bị phủ hoàn toàn dưới các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ, độ sâu phân bố từ mặt đất xuống khoảng 60 ÷ 110m. Các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo phân bố đến độ sâu khoảng 197 ÷ 447,1 m. Lỗ khoan TD9KC ở Bình Minh, Khoái Châu sâu 600 m, nhưng vẫn chưa khoan hết hệ tầng Tiên Hưng.

- Đã thành lập được Bản đồ Địa chất trước Đệ tứ tỷ lệ 1: 50.000, theo đó phân chia hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb) thành 3 tập: tập 1 (N2vb1), tập 2 (N2vb2) và tập 3 (N2vb3); hệ tầng Tiên Hưng (N1th) thành 3 tập: tập 1 (N1th1), tập 2 (N1th2) và tập 3 (N1th1); đồng thời mô tả chi tiết về đặc điểm thạch học, mức độ gắn kết, mức độ nứt nẻ và khả năng chứa và thấm nước của đất đá. Đã xác nhận sự có mặt của các đứt gãy phát triển theo 2 phương chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam.

- Đã thành lập được Bản đồ Địa chất thủy văn tỷ lệ 1: 50.000, trên bản đồ đã phân chia được 2 tầng chứa nước trong các trầm tích hệ Neogen, đó là: tầng chứa nước khe nứt – lỗ hổng trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) và Tiên Hưng (n1), đồng thời mô tả chi tiết về sự phân bố, chiều sâu thế nằm của các tầng chứa nước, chiều sâu thế nằm mực nước, đánh giá mức độ chứa nước của các tầng chứa nước, sự dao động của mực nước theo thời gian, sơ bộ dánh giá quan hệ thủy lực của các tầng chứa nước. Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) phân bố rộng rãi dưới trầm tích hệ Đệ tứ và có diện tích lớn được đánh giá có mức độ giàu nước, còn lại một số diện tích nhỏ được đánh giá có mức độ chứa nước trung bình đến nghèo. Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Tiên Hưng (n2) nằm dưới các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo, số lượng công trình nghiên cứu hạn chế hơn, nhưng với các công trình đó tầng chứa nước được đánh giá là giàu nước, tuy nhiên cũng có 1 vài nơi các lỗ khoan là nghèo nước. Tất cả các lỗ khoan của Đề án có nước, trong đó 12/13 lỗ khoan có Q > 5 l/s, lớn nhất 30,13 l/s. Trong vùng nghiên cứu, đây là lần đầu tiên đã nghiên cứu khá trọn vẹn đặc điểm địa chất, ĐCTV hệ tầng Vĩnh Bảo.

- Đã đánh giá được trữ lượng nước dưới đất của các tầng chứa nước gồm:

+ Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2): Trữ lượng tiềm năng (trữ lượng có thể khai thác): 1.642.925 m3/ng; Trữ lượng khai thác của Đề án: 17.336 m3/ng;

+ Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Tiên Hưng (n1): Trữ lượng tĩnh trọng lực : 465.883 m3/ng; Trữ lượng thực hút các lỗ khoan của Đề án: 911 m3/ng.

- Đánh giá được chất lượng nước theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT) ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, về cơ bản nước dưới đất trong hệ tầng Vĩnh Bảo và Tiên Hưng đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho ăn uống sinh hoạt, cho các mục đích kỹ thuật và tưới.

- Đã xác định ranh giới mặn nhạt của tầng chứa nước n2, diện tích nước bị nhiễm mặn khoảng 223,7 km2, phân bố ở phía tây, tây nam vùng, thuộc địa phận từ xã Tây Tựu huyện Từ Liêm đến xã Chương Dương, huyện Thường Tín. Bên bờ trái sông Hồng, phía nam vùng nghiên cứu từ xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang đến xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ. Trong Đề án có 2 lỗ khoan 6-N ở xã Ngũ Hiệp và 2-N ở Thanh Liệt nước thuộc loại mặn.

- Đề án đã phát hiện tại lỗ khoan 10-N (xã Văn Phúc) nước có nhiệt độ 360C, thuộc loại nước ấm;

- Đã khoanh vùng triển vọng trong tầng chứa nước hệ tầng Vĩnh Bảo (n2), được thể hiện ở bản đồ khoanh vùng triển vọng tầng chứa nước Neogen trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2), theo đó chia ra 4 mức độ triển vọng: tốt, khá, trung bình và không có triển vọng. Phần diện tích có triển vọng tốt và khá phân bố chủ yếu ở phía bờ trái sông Hồng, ở phần sụt nằm giữa 2 đứt gãy Vĩnh Ninh và sông Lô. Đây là một tài liệu có ý nghĩa quan trọng phục vụ tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.

8. Các sản phẩm chính:

- Thuyết minh báo cáo;

- Các bản vẽ tỷ lệ 1:50.000: bản đồ địa chất, bản đồ địa chất thủy văn, sơ đồ kết quả địa vật lý và các biểu đồ tổng hợp khoan, bơm hút nước thí nghiệm.

Read 2113 times
Rate this item
(0 votes)

Latest from Super User