Print this page

Phê duyệt Quy hoạch phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn 07 huyện, thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 11 tháng 9 năm 2014, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt Quy hoạch phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn 07 huyện, thành phố: Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô và TP Vĩnh Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. Bản Quy hoạch được thực hiện bởi Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc với các nội dung cơ bản như sau:

1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất;

- Tạo lập các cơ sở pháp lý và khoa học cho việc ban hành các quyết định liên quan lĩnh vực tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh nói chung và 07 huyện, thành phố nói riêng.

2. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính

a) Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất

- Phân bổ và chia sẻ tài nguyên nước dưới đất hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nguồn nước dưới đất cho các mục đích: sinh hoạt, du lịch, dịch vụ, công nghiệp.

- Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất, ưu tiên khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất tại các khu vực khó khăn về nguồn nước mặt.

b) Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

- Bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất tại các khu vực nước dưới đất dễ bị tổn thương.

- Giảm thiểu tình trạng suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước dưới đất tại các khu vực tập trung khai thác nước lớn.

3. Bản Quy hoạch đưa ra các mức phân bổ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như phân định vùng mức độ bảo vệ tài nguyên nước dưới đất theo các mức độ cần bảo vệ cao, trung bình và thấp trên địa bàn.

     Các mức phân bổ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn 7 huyện như sau:

a) Khu vực huyện Yên Lạc

- Đến năm 2015: Nhu cầu sử dụng (NCSD) là 15.622m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 15.622 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 13.152 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 2.470 m3/ngày đêm (đạt 100% NCSD).

- Đến năm 2020: NCSD là 26.180 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 26.180 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 23.290m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 2.890m3/ngày đêm (đạt 100% NCSD).

- Đến năm 2030: NCSD là 45.945 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 45.945 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 41.555 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 4.390 m3/ngày đêm (đạt 100% NCSD).

b) Khu vực huyện Vĩnh Tường

- Đến năm 2015: NCSD là 23.393m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 23.393 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 19.633 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 3.759 m3/ngày đêm (đạt 100% NCSD).

- Đến năm 2020: NCSD là 31.272 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 31.272 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 26.612 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 4.659 m3/ngày đêm (đạt 100% NCSD).

- Đến năm 2030: NCSD là 83.513 m3/ngày đêm, nước dưới đất của huyện Vĩnh Tường được phân bổ 42.951 m3/ngày đêm. Sau khi chuyển nước từ khu vực Yên Lạc sang 20.000 m3/ngày đêm, nước dưới đất phân bổ được 62.951 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 46.629 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 16.322m3/ngày đêm (đạt 44% NCSD).

c) Khu vực thành phố Vĩnh Yên

- Đến năm 2015: NCSD là 44.096 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 20.988 m3/ngày đêm. Sau khi chuyển nước từ khu vực Vĩnh Tường sang 19.558 m3/ngày đêm để cấp cho thành phố Vĩnh Yên, nước dưới đất được phân bổ cho thành phố là 40.546 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 28.736 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 11.810 m3/ngày đêm (đạt 77% NCSD).

- Đến năm 2020: NCSD là 68.302 m3/ngày đêm, nước dưới đất đáp ứng được 20.988 m3/ngày đêm, còn lại 47.314 m3/ngày đêm thiếu phải sử dụng nguồn nước mặt. Từ năm 2020 chuyển nước từ nhà máy nước Sông Lô, nguồn nước mặt và nước dưới đất phân bổ cho NCSD của thành phố là 68.302 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 52.942 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 15.360 m3/ngày đêm (đạt 100% NCSD).

- Đến năm 2030: NCSD là 115.625 m3/ngày đêm, nước dưới đất đáp ứng được 20.988 m3/ngày đêm, còn lại 94.637 m3/ngày đêm phải sử dụng nguồn nước mặt. Sau khi chuyển nước từ trạm cấp nước Sông Lô, nguồn nước mặt và nước dưới đất phân bổ cho NCSD của thành phố là 115.625 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 100.265 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 15.360m3/ngày đêm (đạt 100% NCSD).

d) Khu vực huyện Lập Thạch

- Đến năm 2015: NCSD là 28.899 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 11.068 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 10.643 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 425  m3/ngày đêm (đạt 2% NCSD). Nước dùng cho công nghiệp thiếu sử dụng nguồn nước mặt.

- Đến năm 2020: NCSD là 42.832 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 14.568 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 14.568 m3/ngày đêm (đạt 89%NCSD), nước dưới đất không đủ để cung cấp cho công nghiệp. Nước dùng cho công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt.

- Đến năm 2030: NCSD là 66.840 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 15.168 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 15.168 m3/ngày đêm (đạt 53%NCSD), nước dưới đất không đủ để cung cấp cho công nghiệp. Nước dùng cho công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt.

đ) Khu vực huyện Sông Lô

- Đến năm 2015: NCSD là 10.917 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 7.499 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 5.857 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 1.642  m3/ngày đêm (đạt 32% NCSD). Nước dùng cho công nghiệp thiếu sử dụng nguồn nước mặt.

- Đến năm 2020: NCSD là 29.955 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 10.999 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 10.895 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 104 m3/ngày đêm (đạt 1% NCSD). Nước dùng cho công nghiệp thiếu sử dụng nguồn nước mặt.

- Đến năm 2030: NCSD là 36.914 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 11.999 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 11.999 m3/ngày đêm (đạt 67%NCSD), nước dưới đất không đủ để cung cấp cho công nghiệp. Nước dùng cho công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt.

e) Khu vực huyện Tam Dương

- Đến năm 2015: NCSD là 26.024 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 6.535 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 6.535 m3/ngày đêm (đạt 72%NCSD), nước dưới đất không đủ để cung cấp cho công nghiệp. Nước dùng cho công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt.

- Đến năm 2020: NCSD là 42.017 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 7.135 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 7.135 m3/ngày đêm (đạt 67%NCSD), nước dưới đất không đủ để cung cấp cho công nghiệp. Nước dùng cho công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt.

- Đến năm 2030: NCSD là 47.482 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 12.135 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 12.135 m3/ngày đêm (đạt 86%NCSD), nước dưới đất không đủ để cung cấp cho công nghiệp. Nước dùng cho công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt.

g) Khu vực huyện Tam Đảo

- Đến năm 2015: NCSD là 4.089 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 4.089 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 3.819 m3/ngày đêm (đạt 100%NCSD), công nghiệp là 270  m3/ngày đêm (đạt 100% NCSD).

- Đến năm 2020: NCSD là 10.235 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 6.952 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 6.952 m3/ngày đêm (đạt 71%NCSD), nước dưới đất không đủ để cung cấp cho công nghiệp. Nước dùng cho công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt.

- Đến năm 2030: NCSD là 19.095 m3/ngày đêm, nước dưới đất được phân bổ 7.452 m3/ngày đêm, trong đó sinh hoạt là 7.452 m3/ngày đêm (đạt 40%NCSD), nước dưới đất không đủ để cung cấp cho công nghiệp. Nước dùng cho công nghiệp sử dụng nguồn nước mặt.

Toàn văn quyết định tại đây.

Read 1954 times
Rate this item
(0 votes)

Latest from Super User