Sự cần thiết của dự án:”Điều tra, đánh giá tổng quan tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 lưu vực sông Lô – Gâm”

Lưu vực sông Lô – Gâm là lưu vực sông Quốc tế nằm trên lãnh thổ hai quốc gia: Việt Nam và Trung Quốc với 316 km đường biên giới. Lưu vực có vị trí chiến lược chính trị, quân sự quan trọng đồng thời đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại qua các cửa khẩu. Lưu vực có địa hình chủ yếu là núi, bị chia cắt mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến mật độ sông suối và sự hình thành các tiểu vùng khí hậu. Do vậy đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân bố theo không gian và thời gian của nước mưa, nước mặt trên lưu vực, nước dưới đất trong các tầng chứa nước. Đặc điểm địa hình, địa chất, địa mạo của lưu vực làm gia tăng các quá trình trượt lở, xói mòn và bồi lắng sông hồ. Mặt khác, tài nguyên nước lưu vực sông Lô Gâm đang chịu nhiều áp lực từ phía thượng nguồn Trung Quốc cả về “chất” và “lượng” (diện tích lưu vực thuộc TQ 40,3%). Trong khi đó trên lưu vực các mâu thuẫn trong khai thác sử dụng nước giữa các ngành, giữa khu vực thượng và hạ lưu, giữa các địa phương không ngừng gia tăng.

A1-10-27-2016Lưu vực sông Lô Gâm

 

Tình trạng thiếu nước cho ăn uống sinh hoạt xảy ra ở nhiều nơi, điển hình là khu vực vùng núi đá vôi Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ (Hà Giang); Mường Khương, Bảo Hà (Lào Cai); Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng), Chợ Rã (Bắc Kạn)…Về mùa khô nước cho công nghiệp, nông nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, nước cho thủy điện và giao thông thủy thường xuyên thiếu hụt trầm trọng. Ngược lại, về mùa mưa một số khu vực có lượng mưa và lượng dòng chảy tập trung quá lớn, do không có rừng che phủ, độ dốc lớn đã thường xuyên xảy ra các hiện tượng lũ lụt, lũ quét và lũ bùn đá. Nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây là lũ quét, lũ bùn đá ở Văn Chấn (Yên Bái), ở thượng nguồn các sông Lô, sông Gâm, sông Nhiệm gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân.

 

Bên cạnh đó hiện tượng suy thoái về chất lượng nước không ngừng gia tăng do tập tục sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi của nhân dân còn lạc hậu, các chất thải không được thu gom, xử lý mà xả trực tiếp vào nguồn nước. Các hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, tàn phá rừng đầu nguồn đã làm thay đổi cảnh quan địa hình, thảm thực vật làm suy thoái nhanh chất lượng nước.

 

Những năm qua việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Lô – Gâm mới chỉ được thực hiện trên dòng chính sông Lô, sông Gâm, sông Chảy và việc đánh giá hiện trạng chất lượng ở các báo cáo đơn lẻ, mang tính địa phương, phục vụ các quy hoạch thủy lợi là chính. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt tập trung trên dòng chính sông Lô, sông Gâm, sông Chảy cũng chỉ có khoảng 30 trạm, phụ lưu lớn có diện tích lưu vực từ 200 km2 đến hàng ngàn km2 không hề có trạm quan trắc nào dẫn đến việc đánh giá tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Lô – Gâm còn rất nhiều hạn chế.

 

Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất đã thành lập được bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1:200.000 phủ kín toàn lưu vực. Các dạng điều tra: lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ trung bình, tìm kiếm đánh giá tài nguyên nước, tìm kiếm thăm dò nước dưới đất mới chỉ phủ kín được khoảng 6,8 % diện tích vùng nghiên cứu. Kết quả điều tra có những báo cáo được tiến hành từ những năm 1960 dẫn đến các dữ liệu trên còn phân tán, chưa đồng bộ và quá cũ dẫn đến giá trị sử dụng rất thấp. Mặt khác, hiện nay trên lưu vực sông Lô – Gâm chưa có công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất nào dẫn đến việc quản lý tài nguyên nước dưới đất gặp rất nhiều khó khăn.

 

Cho đến nay cơ sở dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ để lập quy hoạch tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, dự án “Điều tra, đánh giá tổng quan tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 lưu vực sông Lô – Gâm” là hết sức cấp thiết nhằm: Đánh giá được tổng quan về sự phân bố, đặc điểm, đặc trưng chủ yếu, tiềm năng, trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước; Xác định được khả năng đáp ứng nguồn nước cho các mục đích sử dụng để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng; Tạo bộ dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Kết hợp tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở một số khu vực bố trí công trình điều tra nước dưới đất.

 

Read 2252 times
Rate this item
(0 votes)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long
    (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập…
    Thứ tư, 17 Tháng 4 2024
  • Đỉnh điểm khô hạn ở Tiền Giang: Không để người dân thiếu nước sạch
    TPO - Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có cuộc khảo sát, kiểm tra tình hình bảo đảm…
    Thứ hai, 08 Tháng 4 2024
  • Lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Ngày 19/01/2024 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 372/QĐ – UBND về việc Phê duyệt danh…
    Thứ sáu, 05 Tháng 4 2024

hoponline

7740600
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
13705
132053
398851
7740600

Địa chỉ IP: 3.146.65.212
Giờ máy chủ: 2024-04-19 10:54:00

Who's Online

Đang có 259 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com