Hội đồng Bộ TN&MT nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ do Liên đoàn QH&ĐTTNN MB chủ trì thực hiện

  • Thứ hai, 01 08 2024
  • Written by  http://nvwater.gov.vn/

Ngày 04/01/2024, Hội đồng Khoa học Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập mô hình quản trị tài nguyên nước thông minh, phát triển tài nguyên nước phù hợp với điều kiện ở Việt Nam - Mã số: TNMT.2022.01.41” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc chủ trì thực hiện.

1Hội đồng Khoa học Bộ TN và MT tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài

Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, theo sự phát triển của đất nước, nhu cầu về tài nguyên nước của xã hội ngày một tăng, nguồn nước chịu nhiều tác động tiêu cực dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu ở nhiều nơi. Để bảo đảm nguồn nước cho an sinh, phát triển KT-XH thì các cấp ngành từ trung ương đến địa phương cần phải có các tổng kết đánh giá để đổi mới mô hình quản trị, quản lý và phát triển tài nguyên nước.

Trong công cuộc đổi mới mô hình quản trị theo hướng thông minh, chuyển đổi số, nhiều lãnh đạo cấp cao của nước ta và các nhà nghiên cứu lý luận đã chỉ ra phải tập trung đổi mới ba trụ cột là thể chế + cơ sở hạ tầng + con người. Trong đó “Thể chế” cần phải được thực hiện sớm. Chính vì lý do trên, các nhà hoạch định chính sách đã xác định cần phải sửa đổi Luật tài nguyên nước năm 2012 và các nội dung phục vụ quản trị thông minh được xác định cần nghiên cứu kỹ lưỡng từ lý luận đến thực tiễn để đúc rút hình thành các nội dung đưa vào quy định của Luật.

Để giải quyết những bất cập trong thực tiễn, tạo cân bằng giữa cung và cầu về lượng nước sử dụng, các quy đinh về quản trị tài nguyên nước đã được thể chế từng bước trong Luật tài nguyên nước năm 1998 và năm 2012. Trong các bộ luật trên thì nhận thức và cách tiếp cận về quản lý tài nguyên nước đã được thể hiện theo hướng tổng hợp.

Tuy nhiên, ở Việt Nam trong những năm qua, mặc dù đã tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp, nhiều vấn đề được giải quyết, nhưng các hiện tượng khan hiếm; hạn hán; suy giảm số lượng, chất lượng và lũ lụt vẫn là thực tế diễn ra ở nhiều nơi như vùng duyên hải Nam Trung Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ và nhiều khu vực khác chưa được giải quyết thấu đáo. Nguyên nhân được nhiều nhà quản lý xác định là: đối với Luật TNN 1998 chưa quy định đầy đủ, toàn diện nhiều nội dung rất quan trọng của quản lý tài nguyên nước, trong đó có bảo vệ tài nguyên nước, kinh tế nước…; Đối với Luật TNN 2012, bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như cần bổ sung quy định về quy hoạch, bảo vệ tài nguyên nước, quản trị nước thông minh, chuyển đổi số…., còn chồng chéo về nhiệm vụ và bất cập trong phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành”. Vấn đề chỉ ra rằng, sửa đổi Luật TNN năm 2012 để khắc phục các hạn chế nêu trên có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng để đổi mới nền quản trị TNN của nước nhà. Việc sửa đổi phải dựa trên sự nghiên cứu đúc rút cả lý luận và thực tiễn trong nước và quốc tế để có những quy định phù hợp không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn phải phù hợp trong nhiều năm tiếp theo.

2ThS. Nguyễn Chí Nghĩa, Chủ nhiệm đề tài báo cáo tại Hội đồng

Từ thực tiễn của quốc tế, của các ngành có sự tiến bộ và đi trước thực hiện việc quản trị thông minh (QTTM) cho thấy các mô hình QTTM đã tạo ra sự thay đổi về:

- Quy trình cũng như phương thức vận hành của hành chính công, tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp với nhiều bên liên quan bên trong và bên ngoài để tổ chức hoạt động trơn tru. Các khu vực như: khu vực công; khu vực tư và người dân đều nhận được lợi thế từ việc phân tích và sử dụng dữ liệu lớn;

- Chuyển đổi số và QTTM sẽ giảm sự tham gia của con người trong khu vực công, các công việc lặp đi lặp lại sẽ được xử lý tự động, trực tuyến từ đó thực hiện được chủ trương giảm đầu mối và nâng cao tính hiệu lực hiệu quả của các tổ chức trong hệ thống quản lý tài nguyên nước;

- QTTM sẽ gia tăng sự minh bạch, khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan. Các mô hình QTTM, dựa trên nền tảng của công nghệ số sẽ tạo môi trường dân chủ điện tử thu hút công dân, tổ chức xã hội thảo luận, tranh luận, tham vấn và biểu quyết trên mạng;

- QTTM giúp gia tăng hiệu quả của dịch vụ công. Nhiều dịch vụ công về tài nguyên nước được thực hiện nhanh, có độ tin cậy cao do sử dụng hệ thống dữ liệu lớn.

Với những lý do khách quan trên cơ sở lý luận và thực tiễn thì nội hàm của QTNN theo hướng QTTM là một trong những đối tượng điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước năm 2012, việc nghiên cứu “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập mô hình quản trị tài nguyên nước thông minh, phát triển tài nguyên nước phù hợp với điều kiện ở Việt Nam” đã được thực hiện theo Hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ số: TNMT.2022.01.41.

3ThS. Nguyễn Chí Nghĩa trình bày các mô hình quản trị, quản lý phát triển TNN

ThS. Nguyễn Chí Nghĩa, Chủ nhiệm đề tài Báo cáo tại Hội đồng đã nêu ra được mục tiêu của đề tài:

- Xác lập được mô hình quản trị tài nguyên nước thông minh, phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông lớn ở Việt Nam;

- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản trị và phát triển tài nguyên nước.

Với mục tiêu trên, kết quả nghiên cứu đạt được như sau:

I. Thiết lập được các mô hình quản trị thông minh và phát triển tài nguyên nước để áp dụng cho các cấp từ trung ương, địa phương đến khu vực doanh nghiệp. Các bộ mô hình này bản chất là sự đổi mới các mô hình hiện tại theo hướng kết hợp giữa hệ thống quản trị tốt với thông tin và truyền thông. Tổ chức triển khai các mục tiêu quản trị được dẫn dắt bởi quản lý thông minh. Trong đó cấp quốc gia và cấp địa phương thì nền tảng quản lý được dựa trên các mô hình quản lý tổng hợp kết hợp với thông tin và truyền thông để nâng cao năng lực phối hợp giữa các ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang đối với các bộ và các sở ban ngành. Mô hình áp dụng cho khối doanh nghiệp là mô hình quản trị ứng dụng công nghệ thông minh để tạo dòng dữ liệu TNN từ nguồn bổ sung cho dữ liệu tài nguyên nước địa phương và quốc gia.

II. Đề xuất được các nội dung góp ý cơ chế chính sách, bổ sung dự thảo tờ trình của Chính phủ và dự thảo sửa đổi Luật tài nguyên nước 2012 trên cơ sở 5 nhóm Quy định về:

1. Quy định rõ nội hàm của quản trị, quản lý tổng hợp tài nguyên nước;

2. Quy định để phát triển nguồn lực bảo đảm thực hiện QTTM từ hạ tầng dữ liệu tài nguyên nước; thông tin truyền thông và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

3. Cơ chế khuyến khích nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các công nghệ cao về thông tin, truyền thông, các tiện ích phục vụ xử lý số liệu điều tra, quan trắc, lưu trữ…xây dựng hệ thống thông tin tài nguyên nước quốc gia;

4. Các quy định về cập nhật, trao đổi và khai thác dữ liệu TNN;

5. Quy định về sự tham gia của cộng đồng các hoạt động bổ sung, sử dụng dữ liệu TNN.

Các kết quả nghiên cứu của Đề tài nêu trên đã được báo cáo cơ quan soạn thảo để phục vụ xây dựng Luật Tài nguyên nước sửa đổi.

Sản phẩm của đề tài bao gồm:

- Bộ báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất các mô hình quản trị tài nguyên nước thông mình, phát triển tài nguyên nước;

- Dự thảo các nội dung đóng góp sửa đổi Luật tài nguyên nước;

- Các báo cáo chuyên đề;

- 02 Bài báo khoa học.

Sau khi nghe báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài, các thành viên Hội của Hội đồng đã đóng góp nhiều ý kiến, trong đó nhận định đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu theo đề cương đã đăng ký, sản phẩm đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Đề tài được Hội đồng KHCN Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá đạt loại khá và thống nhất nghiệm thu./.

Tác giả: Phạm Thị Mai Thanh

Read 627 times
Rate this item
(2 votes)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long
    (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập…
    Thứ tư, 17 Tháng 4 2024
  • Đỉnh điểm khô hạn ở Tiền Giang: Không để người dân thiếu nước sạch
    TPO - Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có cuộc khảo sát, kiểm tra tình hình bảo đảm…
    Thứ hai, 08 Tháng 4 2024
  • Lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Ngày 19/01/2024 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 372/QĐ – UBND về việc Phê duyệt danh…
    Thứ sáu, 05 Tháng 4 2024

hoponline

7915210
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
29986
100550
573461
7915210

Địa chỉ IP: 18.119.105.239
Giờ máy chủ: 2024-04-27 21:35:49

Who's Online

Đang có 306 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com