Câu chuyện về những số phận đáng thương sau hàng trăm con đập trên dòng Mê Kông

  • Thứ ba, 10 08 2019
  • Written by  bizlive.vn

Trung Quốc không cần điện đến mức phải xây dựng nhiều đập thủy điện đến thế, họ chỉ làm nó cho mục đích kinh tế của riêng mình bất chấp tác động tồi tệ đến các nước trong khu vực.

2019-10-08 A1

Cù Lao Dung, tỉnh Đồng Tháp, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, những ngày mùa hè của năm 2019, người xe ôm tên Diệp đang tiếp tục với công việc của mình. Với số lượng khách đi lại ít ỏi, ước tính mỗi năm ông chỉ kiếm được khoảng 1 nghìn USD, tức khoảng hơn 23 triệu đồng tiền Việt Nam. Thế nhưng vốn bản thân ông không phải theo nghề chạy xe ôm từ bao năm trước mà nghề này đến với ông mới chỉ vài năm như một “sự lựa chọn của số phận”.

 Chắc hẳn rất nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng ông từng làm chủ một nông trường mía rộng đến 180 hecta với hàng chục, hàng trăm nhân công. Công việc sản xuất kinh doanh từng có lúc thuận lợi, thế nhưng qua các năm công việc của ông cứ ngày một khó khăn hơn khi chi phí sản xuất tăng cao hơn, lợi nhuận thu về giảm còn nhân lực làm việc cho ông cứ ít dần. 

 Chi phí cuộc sống cao và khó tuyển được người làm khi phần lớn người lao động đã bỏ đi, ông chủ nông trường mía ngày nào buộc phải bỏ nghề chuyển sang mưu sinh bằng nghề lái xe ôm sống qua ngày.

 Theo số liệu thống kê, chỉ riêng trong năm ngoái, 300 nghìn người đã rời khỏi khu vực đồng bằng sông Cửu Long để ra các khu vực đô thị lớn hoặc khu công nghiệp kiếm việc làm. Và nếu tính trong tổng 6 năm qua, có đến 1 triệu người đã chọn con đường ra đi như vậy. 

 Chắc hẳn không ít người đặt câu hỏi, người lao động tại nhiều tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long đã đi đâu? Câu trả lời cho vấn nạn người lao động bỏ đi này không thuộc sự kiểm soát của những người nông dân này hay chính quyền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà lại bắt nguồn từ những khu vực cách họ hàng nghìn kilomet, lên các khu vực cao hơn của sông Mê Kông tại Lào, Campuchia và hơn nữa thuộc về những nhà hoạch định chính sách của các tỉnh thành thuộc thượng nguồn sông Mê Kông ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan. 

2019-10-08 A2  Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2010, phía thượng nguồn sông Mê Kông thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, con đập Xiaowan đã được xây dựng với công suất 4.200MW, đây là con đập thủy điển lớn nhất trên sông Mê Kông và là đập thủy điện công suất lớn thứ 3 trên thế giới. Và không chỉ con đập này, phía Trung Quốc đã và đang tiếp tục xây dựng thêm hàng chục con đập khác trên sông Mê Kông. Cuộc sống của hàng trăm nghìn người dân tại các khu vực chịu di dời chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người ta không khỏi hoài nghi Trung Quốc xây dựng nhiều đập đến thế để làm gì, phải chăng họ thiếu điện. Theo các số liệu công bố, điện sản sinh ra từ các con đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông tại các tỉnh của Trung Quốc trong đó có bao gồm Vân Nam, Tứ Xuyên không hề được hòa vào điện lưới quốc gia để phục vụ cho các tỉnh công nghiệp phía Đông Trung Quốc mà hoàn toàn bị lãng phí.

Và sự lãng phí theo đánh giá của nhiều chuyên gia là “vô cùng khủng khiếp”. Số đập thuỷ điện trên sông Mê Kông của 3 tỉnh, khu Trung Quốc có công suất dự kiến 300 GW, bằng 3 lần tổng công suất thuỷ điện của Mỹ, và phần lớn lượng điện này bị lãng phí.

Trung Quốc thực ra không cần điện đến mức họ phải xây nhiều đập thủy điện như vậy mà họ cần xây dựng thủy điện để hỗ trợ cho mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên xây dựng thật nhiều hạ tầng, theo phân tích của ông Brian Eyler, giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á đồng thời là nghiên cứu viên cao cấp tại đại học Vân Nam Trung Quốc trong buổi hội thảo ngày hôm nay với chủ đề “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc với sông Mê Kông.

2019-10-08 A3 Việc xây dựng quá nhiều đập thủy điện trên sông Mê Kông, theo phân tích của ông Brian Eyler, tiềm ẩn rủi ro gây ra cuộc khủng hoảng an ninh tại Việt Nam, Lào, Campuchia và cho đến nay đáng tiếc các bên chưa có hành động nào rõ ràng. 

Không cần phải bàn cãi nhiều về tầm quan trọng của sông Mê Kông đối với cuộc sống của người dân Đông Nam Á. Sông Mê Kông được đánh giá có tầm quan trọng chiến lược đối với các quốc gia mà nó chảy qua bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Sông Mê Kông được ví như mạch máu quan trọng của khu vực, ước tính đến 60 triệu người phụ thuộc vào dòng sông này để có sinh kế và đảm bảo cuộc sống sinh hoạt.

Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những ngày cuối cùng của con sông Mê Kông khổng lồ”, ông Brian Eyler chỉ ra rằng việc xây các đập thủy điện đang làm hạn chế bớt đi rất nhiều lượng nước và phù sa xuống các khu vực hạ lưu của con sông, các vùng đồng bằng phía dưới trở nên khô hạn và kém màu mỡ đi rất nhiều.

Đặc biệt tại Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi không đón nhận được lượng nước và phù sa lớn như trước đây giờ đây đang đối diện với tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng khiến cho chất lượng đất, chất lượng nước suy giảm nghiêm trọng.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tầm quan trọng vô cùng lớn với Việt Nam. Khu vực cung cấp khoảng 50% lượng gạo, 70% trái cây và 70% thủy sản xuất khẩu. Sự phì nhiêu trù phú này đương nhiên không phải tự nhiên mà có, nó đến rất nhiều từ nguồn dinh dưỡng cho đất và phù sa mà con sông Mê Kông mang lại. 

Khi mà hàng trăm con đập thủy điện được xây dựng lên khắp từ thượng nguồn sông Mê Kông cho đến hạ nguồn qua các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, lượng nước và phù sa giảm dần, chất lượng đất kém kết hợp với xâm nhập mặn nặng, người dân không còn muốn canh tác mà bỏ đi không làm nông nghiệp nữa. Điều này lý giải cho con số 1 triệu người khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã rời khu vực này ra đi trong 6 năm qua được nhắc đến ở đầu bài. 

2019-10-08 A4 Cuộc sống của những người ra đi không chắc tốt hơn hay không, nhưng cuộc sống của những người ở lại cũng vô cùng chật vật. Nhiều người cố gắng chuyển nghề sang nuôi tôm, thế nhưng việc nuôi tôm cũng vô cùng khó khăn, nhiều khi người nông dân như “đánh bạc” với số phận để mong kiếm được tiền từ nghề này.

Theo ông Brian Eyler, tình trạng hậu quả tồi tệ do xây đập trên dòng Mê Kông đã trở nên vô cùng tệ hại và thực sự cần đến một giải pháp toàn diện với sự phối hợp của các bên, thế nhưng cho đến nay dường như kết quả chưa mấy khả quan. Phía Việt Nam đã dừng việc xây dựng đập, thế nhưng vẫn còn đó Trung Quốc, Lào, Thái Lan với hàng trăm con đập vẫn tiếp tục được lên kế hoạch xây dựng, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khu vực đáng tiếc chỉ lớn dần lên qua thời gian.

Read 2439 times
Rate this item
(1 Vote)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển…
    Chủ nhật, 22 Tháng 12 2024
  • Định hướng phát triển Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc (Liên đoàn) được thành lập ngày 15 tháng…
    Chủ nhật, 10 Tháng 11 2024
  • Hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
    (TN&MT) - Chiều 23/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo…
    Thứ ba, 29 Tháng 10 2024

hoponline

17297568
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
16328
263168
1014694
17297568

Địa chỉ IP: 3.145.81.47
Giờ máy chủ: 2024-12-22 09:52:13

Who's Online

Đang có 277 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com