Việt Nam – Hàn Quốc: Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác ưu tiên về biến đổi khí hậu

  • Thứ sáu, 06 21 2024
  • Written by  https://www.monre.gov.vn/

Ngày 20/6, Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm công tác chung hợp tác về Biến đổi khí hậu Việt Nam – Hàn Quốc đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và bà Hyoeun Jenny Kim, Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc đã cùng chủ trì cuộc họp.

Tham dự tại điểm cầu trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, phía Việt Nam có đại diện các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Ngoại giao; Giao Thông vận tải; Công Thương; Tài chính; Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đầu cầu Hàn Quốc tham dự trực tuyến có đại diện các Bộ: Ngoại giao; Thương mại, công nghiệp và Năng lượng; Môi trường; Công nghệ thông tin và Truyền thông; Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải; Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn; Đại dương và Thủy sản; Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc; Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội.

img 7634Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu khai mạc Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm công tác chung hợp tác về Biến đổi khí hậu Việt Nam – Hàn Quốc

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), lãnh đạo Chính phủ của cả Việt Nam và Hàn Quốc, cùng với hơn 140 quốc gia khác đã tuyên bố nỗ lực giảm phát thải trong nước để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Để thực hiện những cam kết quốc tế, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó đưa ra các biện pháp thích ứng về biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Ngoài việc hoàn thành khung pháp lý trong nước, trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận với các quốc gia trên thế giới, nhằm chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, Thỏa thuận khung với Hàn Quốc được ký kết vào năm 2021 là một trong những thỏa thuận quan trọng, mang tính định hướng cho các hành động khí hậu.

Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm công tác nhằm xác định các lĩnh vực hợp tác tiềm năng của hai bên, cùng sự hỗ trợ của Hàn Quốc để Việt Nam triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Trong bối cảnh quốc tế và các quốc gia chưa có các khuôn khổ pháp lý về xác định và trao đổi tín chỉ các-bon, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc xây dựng và vận hành thị trường các-bon – Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.

img 7643Bà Hyoeun Jenny Kim, Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cùng đại diện các Bộ, ngành Hàn Quốc họp trực tuyến

Theo Thứ trưởng Hyoeun Jenny Kim: Việc triển khai Thỏa thuận khung hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu giữa Việt Nam – Hàn Quốc có sự tham gia tích cực của nhiều Bộ, ngành hai nước. Điều đó chứng tỏ quan hệ hợp tác còn rất nhiều tiềm năng và cần phát huy. Đặc biệt, nội dung về thị trường các-bon theo điều 6 của Thỏa thuận Paris cũng đã được nêu rõ trong Thỏa thuận khung.

Về tiến độ triển khai NDC, Thứ trưởng Hyoeun Jenny Kim cho biết, năm 2021, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 14 trên thế giới ban hành Đạo luật cơ bản về cắt giảm khí thải các-bon. Mục tiêu năm 2030 của Hàn Quốc là cắt giảm 40% lượng khí thải nhà kính so với năm 2018. Đặc biệt là vào tháng 4/2023, Hàn Quốc đã ban hành kế hoạch cơ bản về Trung hòa các-bon và Tăng trưởng xanh, với các hành động đóng góp cho mục tiêu NDC quốc gia trong thời gian tới.

Tín hiệu tích cực đó là dù GDP tăng trưởng nhưng phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc đang giảm dần, bằng cách phát triển các nguồn năng lượng các-bon thấp như điện hạt nhân và năng lượng tái tạo. "Chúng tôi vẫn đang nỗ lực để thực hiện được những cam kết tại Hội nghị COP, đến năm 2030 sẽ tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo. Hiện nay, Hàn Quốc cũng đang hoàn thiện báo cáo đầu tiên liên quan đến việc thực hiện Thỏa thuận Paris và chắc chắn có thể nộp cho Liên hợp quốc đúng hạn. Chúng tôi cố gắng để có thể cập nhật mục tiêu NDC theo hướng tích cực hơn trên cơ sở khoa học và có tính khả thi cao” - Thứ trưởng Hyoeun Jenny Kim nhấn mạnh.

img 7647Đại diện các Bộ trao đổi về đề xuất hợp tác với phía Hàn Quốc

Chia sẻ về thực hiện NDC trong nước, Thứ trưởng Lê Công Thành nhận định: Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, hướng tới mục tiêu năm 2030 trở thành một nước có thu nhập trung bình cao. Vì vậy, theo NDC cập nhật năm 2022 mà Việt Nam đã gửi Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ giảm 15,8%phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường.

Trong NDC, Việt Nam cũng nêu rõ các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong 5 lĩnh vực: năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất, xử lý chất thải, các quá trình công nghiệp. Tương ứng, các Bộ: Công thương; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực quản lý.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Đây là một công cụ pháp lý quan trọng để quản lý tín chỉ các-bon cũng như hình thành và vận hành thị trường carbon ở Việt Nam.

img 7651Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đề nghị phía Hàn Quốc hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về việc thành lập và vận hành sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị COP 29 sắp tới, với kỳ vọng các Bên sẽ thống nhất mục tiêu tài chính khí hậu mới, rõ ràng và minh bạch hơn. Về thị trường các-bon theo điều 6 Thỏa thuận Paris, Việt Nam hy vọng các Bên sẽ thống nhất các quy tắc, quy trình triển khai các hợp tác song phương về trao đổi tín chỉ các-bon.

Hàn Quốc đã vận hành thị trường các-bon trên 15 năm. Bởi vậy, Thứ trưởng kỳ vọng phía Hàn Quốc sẽ chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm để Việt Namcó thể đẩy nhanh hơn nữa việc hình thành thị trường các-bon trong nước, cũng như là việc trao đổi các-bon quốc tế nói chung và thỏa thuận song phương với Hàn Quốc nói riêng.

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ của Việt Nam đã đề xuất các hoạt động hợp tác song phương. Trong đó, Bộ Công Thương đề nghị phía Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và vận hành Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra (MRV) cho các hành động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp của Hàn Quốc, tập trung vào các giải pháp chuyển dịch năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Bộ Xây dựng đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn và tăng cường năng lực về phát triển các công trình xây dựng, đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị phát thải các-bon thấp hướng đến trung hòa các-bon; hỗ trợ kỹ thuật về phát triển sản xuất, sản phẩm vật liệu xây dựng phát thải các-bon thấp, bao gồm: xây dựng hệ thống văn bản, kế hoạch, lộ trình thực iện, tiêu chuẩn, đánh giá thẩm định; hỗ trợ một số hoạt động thí điểm về xây dựng công trình xây dựng các bon thấp đối với tòa nhà văn phòng.

Bộ Giao thông vận tải đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi công xanh trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; Hỗ trợ thực hiện thí điểm về đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại một số cảng biển Việt Nam; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, thử nghiệm và chứng nhận xe điện, thử nghiệm tiêu chuẩn năng lượng xe điện; hỗ trợ triển khai thành lập, xây dựng, quản lý vận hành Trung tâm quản lý, điều hành đường cao tốc quốc gia. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu ứng dụng quản lý quy hoạch và thông tin dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc; hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc về công nghệ lưu giữ CO2 trong môi trường biển; công nghệ phát triển thực vật hấp thụ CO2. Bộ cũng sẽ phối hợp nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của Hàn Quốc và phát triển công nghệ sản xuất và lưu trữ hydrogen, amoniac xanh; phối hợp nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của Hàn Quốc công nghệ thu giữ, lưu trữ và sử dụng các-bon (CCUS) để áp dụng đối với các lĩnh vực có cường độ phát thải khí nhà kính cao tại Việt Nam; hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về việc thành lập và vận hành sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; nghiên cứu xây dựng phương pháp luận tạo tín chỉ các-bon cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.

img 7633Quang cảnh cuộc họp

Bộ Ngoại giao đề nghị Hàn Quốc có thể hỗ trợ Việt Nam đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu P4G năm 2025 trực tiếp tại Việt Nam, đồng thời, ủng hộ sáng kiến của Việt Nam về thúc đẩy mở rộng trụ cột đổi mới sáng tạo.

Ngay sau đó, đại diện các Bộ phía Hàn Quốc đã trao đổi về các nội dung hỗ trợ đối với các Bộ phía Việt Nam, cùng các vấn đề trọng tâm cần tiếp tục thảo luận cụ thể hơn.

Phía Hàn Quốc cũng đề xuất 9 dự án liên quan tới giảm phát thải khí nhà kính, trong đó có sản xuất gạch không nung, điện mặt trời áp mái, sử dụng nhiên liệu sinh khối trong nồi hơi công nghiệp, tái chế chất HFC, than sinh học, hệ thống vận hành, bảo dưỡng điện gió; điện sinh khối từ trấu. Theo Thứ trưởng Hyoeun Jenny Kim, trong thời gian vừa qua, các cơ quan của hai bên cũng đã trao đổi về việc thiết lập các cơ chế hợp tác, quy định, thủ tục cụ thể về phê duyệt dự án cũng như là phân phối kết quả giảm phát thải các-bon.

Phía Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm tới tới việc khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc cùng tham gia dự án với Việt Nam theo Điều 6 của ngoại tại Paris. Và để làm được điều này, hai bên sẽ cần ban hành những văn bản hướng dẫn trong thời gian tới.

Thứ trưởng Lê Công Thành đánh giá cao phía Hàn Quốc đã chủ động dự thảo các quy định hướng dẫn, quy chế và chuyển cho phía Việt Nam. Bộ TN&MT đã gửi các dự thảo này đến các Bộ, ngành liên quan. Rất mong các cơ quan phía Hàn Quốc tiếp tục trao đổi với các Bộ, ngành Việt Nam. Thứ trưởng cũng đề nghị sau khi có ý kiến chính thức, các nhóm kỹ thuật thuộc các Bộ của Việt Nam – Hàn Quốc sẽ tiếp tục làm việc tích cực để đưa ra hướng dẫn cụ thể, đồng thời xem xét và đánh giá 9 dự án mà phía Hàn Quốc đề xuất. Đây là cơ hội để hai nước sẽ cùng rút ra các bài học kinh nghiệm cho thực hiện Điều 6 của Thỏa thuận Paris trong thời gian tới.

Khánh Ly

Read 1271 times
Rate this item
(2 votes)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Happy New Year 2025 from NVWATER
    On the occasion of the New Year 2025, on behalf of the Northern Division for Water Resources Planning and Investigation…
    Thứ ba, 31 Tháng 12 2024
  • LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025
    Nhân dịp xuân mới 2025, thay mặt Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Tôi…
    Thứ ba, 31 Tháng 12 2024
  • Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển…
    Chủ nhật, 22 Tháng 12 2024

CMNM 2025

19203807
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
16609
135181
1409924
19203807

Địa chỉ IP: 3.145.70.108
Giờ máy chủ: 2025-01-22 11:38:16

Who's Online

Đang có 579 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com