Làm gì để quản lý nguồn nước hiệu quả?

Quá trình đô thị nhanh chóng là nguyên nhân gây tăng tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nước thải công nghiệp và đô thị là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước lớn nhất. Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên này  sao cho hiệu quả.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, chỉ có 46% hộ gia đình ở đô thị có đầu nối vào đường ống thoát nước và chỉ 12,5% nước thải đô thị được xử lý trước khi xả vào các nguồn nước (Bộ Xây dựng 2019). Trong 15 năm tới, nước thải đô thị dự kiến sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất của nước thải (khoảng 60%). Nước thải công nghiệp sẽ chiếm 25 – 28% và nước thải nông thôn là 12 – 15%.

Nhiều nguồn nước thải công nghiệp không qua xử lý xả vào môi trường. Tính đến cuối năm 2018, các hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ xử lý được khoảng 71% lượng nước thải công nghiệp.

Trong tổng số 587 cụm công nghiệp theo quy hoạch đã đi vào hoạt động, chỉ có 55 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chung (chiếm 9,4%). Phần lớn, nước thải từ các hộ sản xuất trong hơn 5.000 làng nghề chưa qua xử lý cùng nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống thoát nước mặt. Đó là chưa tính đến các cơ sở công nghiệp lớn nằm ngoài các KCN, khu khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác chưa có hệ thống xử lý nước thải.

quan-ly-nguon-nuocẢnh minh họa

Ở Việt Nam, do các hoạt động kinh tế, không có lưu vực sông nào có nguồn nước mặt đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh của WHO dành cho nước uống. Các đoạn sông chảy qua các thành phố lớn, như sông Tô Lịch, sông Sét và sông Kim Ngưu chảy qua Hà Nội; chất lượng nước sông Sài Gòn, Đồng Nai, Hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Đá Đen (Bà Rịa – Vũng Tàu)… bị ô nhiễm nặng – đang gây lãng phí nguồn tài nguyên, rủi ro cho sức khỏe con người và các hệ sinh thái tự nhiên.

Chất lượng nước bị đe dọa bởi hoạt động khai thác thủy điện, VLXD, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản. Việc xả thải từ các nhà máy, KCN, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng đang tác động lớn đến chất lượng nước của hệ thống sông rạch. Nhiều hồ chứa cũng bị đe dọa do hoạt động xả thải, nuôi trồng thủy sản ngay trên lòng hồ… Những nguy cơ ô nhiễm đó đặt ra thách thức đối với các đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân.

Mức độ ô nhiễm cao cũng hạn chế sự phát triển đô thị, sự phát triển bền vững và tương lai của ngành công nghiệp, nông nghiệp.

Ô nhiễm nước gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Theo đánh giá của WB, Việt Nam sẽ tiêu tốn khoảng 12,4 – 18,6 triệu USD mỗi ngày cho chi phí xử lý do ô nhiễm vào năm 2030 nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời.

Nguồn cung cấp nước sạch được dự báo sẽ giống như tình trạng khan hiếm dầu hiện nay. Các biện pháp bổ sung nguồn nước thiếu hụt trên toàn cầu cần chi phí 124 tỷ EUR hàng năm. Nhưng khoản chi phí này sẽ chỉ còn từ 31 – 37 tỷ EUR nếu người dân các nước được giáo dục cách tiết kiệm nước. Giải pháp cấp bách là cần quản trị nguồn nước hiệu quả.

Bởi vậy, cho đến nay, tình trạng thiếu hụt nước sạch, những căn bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm vẫn ngày một trầm trọng, trong khi các thành phố lớn ngày càng một phình rộng.

Thanh Hương

Nguồn: https://moitruong.net.vn/

Read 1020 times
Rate this item
(1 Vote)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long
    (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập…
    Thứ tư, 17 Tháng 4 2024
  • Đỉnh điểm khô hạn ở Tiền Giang: Không để người dân thiếu nước sạch
    TPO - Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có cuộc khảo sát, kiểm tra tình hình bảo đảm…
    Thứ hai, 08 Tháng 4 2024
  • Lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Ngày 19/01/2024 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 372/QĐ – UBND về việc Phê duyệt danh…
    Thứ sáu, 05 Tháng 4 2024

hoponline

8225197
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4916
66949
211401
8225197

Địa chỉ IP: 18.119.131.178
Giờ máy chủ: 2024-05-08 03:46:06

Who's Online

Đang có 307 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com