Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia hướng tới phát triển bền vững.

Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu theo đánh giá của các tổ chức quốc tế. Trong đó, tài nguyên nước sẽ chịu những ảnh hưởng rất trầm trọng và rất sớm do những diễn biến bất thường về lượng mưa và nước biển dâng, tập trung mạnh nhất ở hai khu vực sản xuất lúa gạo và sản phẩm thủy sản chủ yếu của cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

nuocNhà máy nước sạch BOO Phú Ninh (Quảng Nam). Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN.

Tài nguyên nước của Việt Nam không thuộc dạng ít ỏi nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững như: phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh (từ nước ngoài chảy vào); nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian, chịu tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh đó, việc quản lý, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên nước có vai trò rất quan trọng, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt như hiện nay. 

Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Linh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), để làm rõ về vấn đề này.

Trong bối cảnh xâm nhập mặn ngày càng gay gắt, nguồn nước ngày càng ô nhiễm, việc bảo đảm nguồn nước khó khăn, Cục Quản lý tài nguyên nước đã có những biện pháp gì để kiểm soát chặt chẽ quy trình sử dụng nước đa mục tiêu, thưa bà?

Thời gian qua, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, sự gia tăng ngày càng lớn của các hoạt động sử dụng nước cộng với tác động nặng nề của biến đổi khí hậu… đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý, bảo vệ nguồn nước. Trong đó, có thể kể đến thách thức về việc khai thác, sử dụng nguồn nước chưa hợp lý, lãng phí; nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả còn khá phổ biến; chưa bảo đảm việc sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, hiệu quả tài nguyên nước, nhất là việc huy động nguồn nước của hệ thống các hồ chứa trên các lưu vực sông (chủ yếu là các hồ chứa thủy điện và thủy lợi do Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) tham gia điều tiết dòng chảy cho hạ du...

Trước thực trạng đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh 11 quy trình vận hành liên hồ chứa cho cả mùa lũ và mùa cạn trên các lưu vực các sông: sông Hồng, sông Mã, sông Lam (Cả), sông Hương, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Sê San, sông Srêpôk, sông Ba, sông Trà Khúc, sông Kôn và sông Đồng Nai với nhiệm vụ bảo đảm cắt giảm lũ và cấp nước cho hạ du được ưu tiên hàng đầu. Việc ban hành kịp thời các quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng tổng hợp nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

 Xin bà cho biết hiệu quả thực tiễn của các quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông.

Về việc vận hành theo các quy trình, trong những năm gần đây các hồ chứa đã tham gia vận hành, điều tiết, bổ sung một lượng nước tương đối lớn cho hạ du, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm nguồn nước cấp cho các ngành sử dụng nước, giảm thiểu khá lớn hiệt hại do hạn hán gây ra. Về cơ bản, tại các địa phương ở hạ lưu các hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn nằm trong các quy trình vận hành liên hồ chứa không xảy ra tình trạng thiếu nước. Việc thiếu nước chủ yếu xảy ra ở phía thượng lưu các sông, suối không có các hồ chứa lớn điều tiết, những hồ chứa thủy lợi nhỏ hoặc ở khu vực chưa có các công trình điều tiết, cấp nước.

Kể từ khi 11 quy trình vận hành liên hồ chứa được ban hành, ngoài việc thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý tài nguyên nước đã chỉ đạo các đơn vị có chức năng theo dõi, giám sát thường xuyên, liên tục việc vận hành của các hồ chứa để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn các chủ hồ thực hiện nghiêm túc việc vận hành theo quy trình thông qua hình thức văn bản, điện thoại, email... Đồng thời, Cục đã tổ chức các đoàn công tác làm việc với các địa phương để thống nhất phương án chỉ đạo, điều tiết nước các hồ chứa, đặc biệt là trong những thời gian xảy ra hạn hán thiếu nước nhằm đảm bảo việc vận hành các hồ chứa cung cấp đủ nước cho hạ du các lưu vực sông.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng và Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Cục Quản lý tài nguyên nước đã thẩm định và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp trên 500 giấy phép khai thác cho các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Các giấy phép luôn yêu cầu các hồ chứa phải đảm bảo dòng chảy tối thiểu ở hạ du, góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu tác động của việc vận hành các hồ chứa đến hạ du. Hiện tại Bộ cũng đang xây dựng hệ thống giám sát việc khai thác, sử dụng nước của các công trình giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đây là công cụ quan trọng phục vụ công tác quản lý và hướng tới người dân sẽ tham gia hệ thống giám sát “trực tuyến” (online). 

Để đảm bảo an ninh nguồn nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Cục Quản lý tài nguyên nước đã định hướng nhiệm vụ trọng tâm nào trong năm 2021, thưa bà?

Trước các thách thức về an ninh nguồn nước, năm 2021, Cục sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên nước; tiến hành rà soát, sửa đổi Luật Tài nguyên nước. Trong đó, cần có các quy định khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tài nguyên nước và các dịch vụ về nước theo phương thức xã hội hóa; đặc biệt là cần tăng cường đầu tư cho lĩnh vực tài nguyên nước.

Cục sẽ tập trung xây dựng và phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long và các lưu vực sông lớn làm cơ sở cho các quy hoạch có khai thác, sử dụng nước nhằm cân bằng các nguồn nước, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước nước một cách hợp lý theo không gian, thời gian; đặc biệt là quy định các phương án phân bổ nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.

Đồng thời, Cục sẽ hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; tăng cường giám sát việc khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua hình thức giám sát tự động, trực tuyến. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và ý thức và nghĩa vụ của người dân được nâng cao trong việc giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ chất lượng nước các sông, suối, hồ, ao… nhất là các nguồn nước cấp cho sinh hoạt.

Bên cạnh đó, Cục tiếp tục nghiên cứu đề xuất các phương án tăng cường khả năng giữ nước ngọt với quy mô phù hợp với vùng nhằm tăng cường trữ nước, điều tiết nguồn nước để bảo đảm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Đặc biệt, Cục sẽ hoàn thiện các chính sách nhằm thu hút đầu tư các công trình trữ nước, điều tiết nước có hiệu quả trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây ra các vấn đề lũ lụt, hạn hán thiếu nước nghiêm trọng như hiện nay; thành lập và đưa vào hoạt động các Ủy ban lưu vực sông để thực hiện có hiệu quả và nâng cao vai trò trong việc điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.

Cục sẽ nghiên cứu, rà soát các khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo Nghiên cứu về quản trị tài nguyên nước trong tình hình mới, đặc biệt khuyến nghị về thống nhất chức năng, nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước giữa các bộ, ngành; tăng cường hiệu quả sử dụng nước, giải quyết các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông; đảm bảo sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về hợp tác quốc tế, Cục sẽ có quy định cụ thể về hợp tác quốc tế trong bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nước cho các mục đích sử dụng và việc thực thi các điều ước quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước trên cơ sở hợp tác, phối hợp, đấu tranh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn tài nguyên nước, trên nguyên tắc bảo đảm công bằng, hợp lý và bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.

Trân trọng cảm ơn Phó cục trưởng!

Diệu Thúy/TTXVN (thực hiện)

 Nguồn: https://baotintuc.vn/

Read 1484 times
Rate this item
(1 Vote)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Happy New Year 2025 from NVWATER
    On the occasion of the New Year 2025, on behalf of the Northern Division for Water Resources Planning and Investigation…
    Thứ ba, 31 Tháng 12 2024
  • LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025
    Nhân dịp xuân mới 2025, thay mặt Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Tôi…
    Thứ ba, 31 Tháng 12 2024
  • Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển…
    Chủ nhật, 22 Tháng 12 2024

CMNM 2025

18105006
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
16390
74682
311123
18105006

Địa chỉ IP: 3.15.1.23
Giờ máy chủ: 2025-01-07 03:41:21

Who's Online

Đang có 1171 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com