Đổi mới phương thức quản lý tài nguyên nước, tạo chuyển biến căn bản, rõ trách nhiệm

  • Thứ hai, 02 24 2025
  • Written by  https://www.monre.gov.vn/

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

1Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nghị định phải quản lý toàn bộ "vòng đời" của tài nguyên nước, trong đó cần lưu ý đến các hành vi xâm phạm đến an toàn, chất lượng, số lượng của nơi sinh thủy, đầu nguồn nước, các cơ sở cấp nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đứng trước nguy cơ mất an toàn tài nguyên nước khi 60% lưu lượng nước đến từ bên ngoài. Chất lượng nước trên các lưu vực sông ngày càng ô nhiễm, nhất là những đoạn đi qua đô thị, thành phố lớn. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngầm rất lớn gây nguy cơ sụt lún, xâm nhập mặn. Vì vậy, tài nguyên nước là vấn đề hết sức nóng bỏng, bức xúc, cấp bách, đòi hỏi phải đổi mới phương thức quản lý thực chất, tạo chuyển biến căn bản, rõ trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước, bộ, ngành, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước.

Nghị định không chỉ ngăn chặn, xử lý những hành vi gây nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng, mà cần đi trước, phòng ngừa, cảnh báo các hành vi ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ người dân, làm suy giảm chất lượng, số lượng tài nguyên nước. 

Hình thức, mức xử phạt phải mạnh, kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả đủ sức răn đe. Hành vi vi phạm cần được phân loại thành nhóm theo quy mô, mức độ tinh vi, phức tạp…, gắn với trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan quản lý, lực lượng có chức năng quản lý, thanh tra, kiểm tra, thống nhất từ cấp xã đến Trung ương.

Theo báo cáo của cơ quan soạn thảo, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước. 

Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 48 điều; quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên nước. 

Các hành vi vi phạm hành chính về tài nguyên nước không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước khác có liên quan.

Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan, kết quả thẩm định của Bộ Tư pháp và kết quả rà soát Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, Nghị định số 04/2022/NĐ-CP, các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023 và văn bản quy định chi tiết thi hành, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo đảm phù hợp, đồng bộ và thống nhất với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm răn đe, không "hình sự hóa" vụ việc vi phạm.

Đồng thời, dự thảo Nghị định bảo đảm tính kế thừa những quy định của các văn bản xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Tài nguyên nước năm 2012 còn phù hợp và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn; loại bỏ quy định không còn phù hợp, kịp thời cập nhật, bổ sung quy định phù hợp với các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023 và văn bản quy định chi tiết thi hành...

2Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định là các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Trong đó, một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn đã được sửa đổi, bãi bỏ và bổ sung liên quan mức xử phạt; tư vấn lập báo cáo, điều tra cơ bản; dịch vụ tài nguyên nước; thẩm quyền xử phạt, hướng dẫn cụ thể xác định một số hành vi vi phạm…

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, địa phương cơ bản thống nhất với phạm vi điều chỉnh, bố cục và những nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định. Một số ý kiến đề xuất làm rõ cách xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; quy định chặt chẽ việc xử lý đối với phần thu lợi bất hợp pháp đối với phần khai thác nước vượt lưu lượng, công suất của giấy phép...

Đại diện Hội Cấp thoát nước Việt Nam kiến nghị bổ sung quy định liên quan đến quy hoạch các nhà máy cấp nước; tăng nặng mức phạt các hành vi vi phạm liên quan đến khai thác nước ngầm.

Đại diện Bộ Công an cho rằng cần kết nối thông tin, dữ liệu xử phạt hành vi vi phạm hành chính về tài nguyên nước giữa các cơ quan, lực lượng có chức năng quản lý, thanh tra, kiểm tra, làm căn cứ xem xét xử lý tăng nặng, xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nhiều lần.

Thay đổi nhận thức, hành vi của xã hội trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước quốc gia bền vững

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cơ quan soạn thảo quán triệt nguyên tắc hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả, tránh hình thức. Nghị định phải quản lý toàn bộ "vòng đời" của tài nguyên nước, trong đó cần lưu ý đến các hành vi xâm phạm đến an toàn, chất lượng, số lượng của nơi sinh thuỷ, đầu nguồn nước, các cơ sở cấp nước.

Nghị định phải là công cụ quản lý thống nhất, mạnh mẽ, bảo đảm chất lượng, số lượng tài nguyên nước, an ninh, an toàn nguồn nước; thực hiện phân cấp, phân quyền, xác định trách nhiệm, thẩm quyền của từng chủ thể quản lý Nhà nước đối với từng nhóm hành vi vi phạm theo quy mô, mức độ phổ biến, tính chất phức tạp… có phương thức tính toán, xác định mức độ vi phạm khoa học, chặt chẽ, lượng hoá được; ứng dụng công nghệ giám sát, phát hiện hành vi vi phạm…

Phó Thủ tướng nêu rõ: Đã vi phạm là xử phạt nghiêm, không bỏ sót trách nhiệm của mọi chủ thể liên quan. Không hình sự hóa nhưng không bỏ qua những hành vi cố tình, tái phạm nhiều lần. Mục tiêu là thay đổi nhận thức, hành vi của xã hội trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước quốc gia bền vững cả về chất lượng lẫn số lượng.


 

Theo Chinhphu.vn

Read 10 times
Rate this item
(0 votes)
  • Tin xem nhiều nhất
  • Tin mới nhất
  • Gặp mặt nguyên các lãnh đạo Liên đoàn nhân dịp đón xuân Tân Sửu 2021
    Nhân dịp đón xuân mới, Xuân Tân Sửu– 2021, sáng ngày 28/01/2021, tại trụ sở Liên đoàn số 10, ngõ…
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021…
    Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021
  • Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Quý…
    Thứ bảy, 21 Tháng 1 2023
  • Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo…
    Thứ hai, 24 Tháng 2 2025
  • Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm
    (Chinhphu.vn) - Chiều ngày 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc…
    Thứ tư, 19 Tháng 2 2025
  • Chuyển đổi số trong giám sát tài nguyên nước Trung ương
    Nhằm hướng tới quản trị tổng hợp ngành nước trên nền tảng công nghệ số, hiện nay, Cục Quản lý…
    Thứ ba, 11 Tháng 2 2025

CMNM 2025

21169651
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
92348
92348
1487503
21169651

Địa chỉ IP: 3.136.236.173
Giờ máy chủ: 2025-02-24 12:20:46

Who's Online

Đang có 2629 khách và không thành viên đang online

nwater full2 backgroundTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung: Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc - Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia
Địa chỉ: Số 10 - Ngõ 42 - Phố Trần Cung - Phường Nghĩa Tân- Quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội
Điện thoại: 024.38.362.947 - Fax: 024.37.560.035
Email: vpldtnnmb@gmail.com